Những điều cần biết về kalimba cho người mới chơi

Kalimba là loại đàn đang rất phổ biến từ năm 2018 trở lại đây, được thiết kế nhỏ gọn với âm thanh phong phú đa dạng nên được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Bạn là người mới việc chọn một cây đàn phù hợp với bản thân rất là quan trọng ,điều này sẽ quyết định âm thanh của cây đàn và việc học tập của bạn có hiệu quả hay không.

Sau đây Vua Nhạc Cụ sẽ chia sẻ cho bạn những điều bạn cần biết về kalimba cho người mới chơi nhé.

Đàn kalimba là gì

Đàn kalimba, còn được gọi là thumb piano hoặc thumb harp, là một loại nhạc cụ dạng tự động có nguồn gốc từ châu Phi. Đàn kalimba được làm từ một bảng kim loại có các thanh kim loại ngắn được gắn trên một tấm gỗ hoặc một khung kim loại.

Các thanh kim loại có các tương tác âm thanh riêng biệt khi bấm vào chúng bằng đầu ngón tay, thường bằng ngón cái và ngón áp út, tạo ra âm thanh ngọt ngào và êm dịu.

Đàn Kalimba là gì?
Đàn Kalimba là gì?

Nguyên thủy, kalimba đã xuất hiện ở châu Phi nhiều thế kỷ trước. Nó có nhiều biến thể và tên gọi khác nhau tùy theo vùng và dân tộc, như kalimba, mbira, likembe, sanza, thumb piano, thumb harp, và nhiều tên khác.

Mỗi vùng châu Phi có cách làm và thiết kế khác nhau cho kalimba của họ, nhưng nguyên tắc cơ bản về cách tạo ra âm thanh bằng cách bấm vào thanh kim loại thì vẫn giữ nguyên.

Trong thời gian gần đây, có rất nhiềucác loại đàn kalimbaphổ biến trên toàn thế giới và được sản xuất ở nhiều nơi khác nhau. Nó đã trải qua sự phát triển trong thiết kế và công nghệ sản xuất, và có nhiều phiên bản khác nhau với số lượng thanh kim loại và cấu trúc âm thanh khác nhau.

Kalimba được sử dụng trong âm nhạc dân gian và cũng thường xuất hiện trong các bản nhạc hiện đại và hợp âm.

Cấu tạo của đàn kalimba

Đàn Kalimba có 2 bộ phận chính là thân đàn và phím đàn, ngoài ra còn có các bộ phận phụ như gối đàn, chốt chữ Z, lỗ cộng hưởng,…

Cấu tạo của đàn Kalimba - Những điều cần biết về kalimba cho người mới
Cấu tạo của đàn Kalimba – Những điều cần biết về kalimba cho người mới
  • Thân đàn: Thân đàn Kalimba có 2 loại phổ biến là loại có hộp cộng hưởng bằng gỗ và loại nguyên khối không có hộp cộng hưởng thường được làm bằng gỗ hoặc nhựa cứng, nhựa cứng bền và trong suốt.
  • Phím đàn: Là bộ phận quan trọng nhất, thường làm bằng thép, là những thanh nhỏ dài để tạo ra âm thanh thông qua việc gảy chúng.
  • Lỗ cộng hưởng (mặt trước): Chỉ loại đàn Kalimba hộp mới có lỗ cộng hưởng, lỗ nào giúp âm thanh đi vào và được khuyếch đại như 1 thùng đàn guitar, giúp âm thanh to và vang hơn so với kalimba nguyên khối.
  • Lỗ thoát âm (mặt sau): Lỗ thoát âm cũng chỉ có ở Kalimba hộp, có 2 lỗ ở phía sau, thường đặt 2 ngón tay trỏ để bịt lỗ vào, khi ta đánh đàn có thể bịt lỗ và thả ra liên tục để tạo ra những nốt ngân thú vị, còn được gọi là kỹ thuật “wah wah”.
  • EQ: Một số cây đàn được gắn EQ để có thể cắm dây line sau đó kết nối ra loa. Thường được dùng để biểu diễn hoặc thu âm.
  • Phím đàn: Phím đàn được làm bằng kim loại, mỗi phím đàn có độ dài khác nhau để tạo ra các nốt thăng trầm đồ, rê, mi, pha,…Phím đàn thường được đánh số hoặc ký hiệu nốt để người chơi dễ dàng phân biệt. Chúng được kẹp cố định trên các bộ phận khác là gối đàn và thanh chặn Z.
  • Gối đàn: Hầu hết gối đàn đều được làm bằng gỗ, gồm 1 thanh gỗ tròn cố định phía trên cùng để đặt phím đàn lên giúp giữ chặt phím đàn. Còn có 1 gối hình vuông để đặt và cố định phần dưới của phím đàn.
  • Thanh rung: Thanh kim loại nằm ở gối đàn dưới, là điểm chạm trực tiếp của phím đàn, đạo nên độ rung tốt vì nó bằng phẳng.
  • Thanh chặn Z: Thanh chặn Z là bộ phận làm bằng kim loại được gắn cố định ở giữa 2 gối đàn, có hình chữ Z dùng để kẹp vào phím đàn và bẻ phím cong phím đàn sao cho phím tì mạnh vào phím đàn.

Tìm hiểu kĩ hơn : Cấu tạo của đàn kalimba

Các loại đàn kalimba phổ biến

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại đàn kalimba phổ biến, Kalimba có những loại nào thì còn tùy vào từng chất liệu sản xuất cũng như hình dáng của mỗi loại kalimba sẽ khác nhau với rất nhiều mẫu kalimba đa dạng và bắt mắt. Dưới đây là những loại kalimba cho người mới chơi

Các loại đàn kalimba phổ biến - Những điều cần biết về kalimba cho người mới
Các loại đàn kalimba phổ biến – Những điều cần biết về kalimba cho người mới

Đàn kalimba này thì thường được sản xuất từ các loại gỗ hoặc tre nhưng hiện nay thì lại còn được làm bằng nhựa, gáo dừa,… Về hình dạng đàn kalimba thì không chỉ có hình mỗi hộp cộng hưởng hay dạng bằng phẳng mà còn rất nhiều mẫu mã khác nhau đa dạng như hình trái tim, hình gấu, hình vuông, hình tai thỏ, hình hộp chữ nhật,…

Đàn kalimba 8 phím

Đàn kalimba 8 phím được thiết kế nhỏ gọn và chỉ có 8 nốt nhạc nên không thể nào chơi được những loại bản nhạc có nhiều họa tấu.Tuy nhiên, loại đàn kalimba 8 phím lại phù hợp với những chuyến du lịch cắm trại hay đi xa vì thiết kế nhỏ gọn dễ mang đi hoặc những người mới và đang tập chơi thì có thể tham khảo mẫu đàn này rồi làm quen dần dần với những loại đàn cao cấp hơn nhé.

Đàn Kalimba 10 phím

Kalimba 10 thì cũng tương tự như kalimba 7 phím với thiết kế có 10 phím tương ứng với 10 nốt nhạc , kích thước nhỏ gọn và rất nhẹ.

Đàn Kalimba 10 phím có kích thước các phím lớn hơn và dễ bấm hơn nhiều so với đàn Kalimba 17 phím, tuy nhiên đàn Kalimba 10 phím thì chơi được số lượng bài nhạc hạn chế hơn so với loại đàn Kalimba 17 phím. Kalimba 10 phím được tin và khuyên dùng cho người mới tập chơi vì rất là dễ chơi và dễ tập.

Kalimba 17 phím

Nếu bạn là người mới và đang tập chơi thì hãy chọn ngay loại đàn Kalimba loại 17 phím. Kalimba 17 phím được thiết kế có 17 nốt rất được ưa chuộng bởi các vlog, youtube và thường hướng dẫn cách chơi đàn trên cây đàn này. Rất dễ dàng sử dụng cũng như thuận tiện trong việc tự học đàn kalimba cho người mới chơi tại nhà.

Kalimba loại 17 phím là loại đàn kalimba phổ biến nhất thời điểm hiện tại: Kalimba 17 phím gồm có hai loại đàn tone C và Tone B (về cơ bản thì chúng khác nhau về cao độ, bạn cũng có thể tùy chỉnh qua lại dễ dàng mà không hề làm ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh của cây đàn đàn.

Xem thêm : Cách chơi đàn kalimba cho người mới chơi

Kinh nhiệm chọn kalimba cho người mới chơi

Đối với người mới bắt đầu, lựa chọn loại kalimba 17 phím là lựa chọn tốt nhất. Loại này có 17 phím được sắp xếp theo thang độ (do, re, mi…), giúp bạn dễ dàng chơi các bản nhạc cơ bản.

Các phím đàn giúp bạn làm quen với việc xây dựng các giai điệu và hợp âm cơ bản một cách tự nhiên. Đàn Kalimba 17 phím có kích thước của thân đàn lớn hơn và tổ hợp các phím đàn cũng phức tạp hơn nhiều so với loại 10 phím.

Điều này làm cho loại kalimba này phù hợp cho người mới học và cần thời gian để làm quen với loại nhạc cụ này.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn mua kalimba cho người mới chơi.

Những tab nhạc kalimba cho người mới chơi

Tổng hợp những bản nhạc Kalimba đơn giản cực dễ chơi cho người mới bắt đầu dễ dàng học chơi. Dưới đây là danh sách và Kalimba Tab số những bản nhạc được chọn lọc hay nhất và dễ chơi nhất cho người mới học và chơi.

Hoa cỏ lau

Hoa cỏ lau là bài hát rất phổ biến vào thời điểm hiện tại, nó là một bản nhạc Kalimba đơn giản bởi giai điệu hấp dẫn, dễ thuộc và không cần kỹ thuật cao.

Dưới đây là bản Tab số Kalimba bài Hoa cỏ lau cả bản chữ và bản hình ảnh cho mọi người tiện tải về điện thoại để xem lâu dài.

Giữa mênh mang đồi hoa cỏ lau

6‘ 3‘ 3‘ 2‘ 3‘ 5‘ 3‘

Chỉ tiếc anh luôn là người đến sau

6 6′ 5′ 3′ 2′ 3′ 5′ 5

Một cuộc tình anh vẫn cố giấu

5′ 5′ 5′ 6′ 7′ 7′ 7′

Giữ riêng anh nỗi sầu

7′ 6′ 5′ 5′ 3′

Và gió đêm mây từ đâu đến đây

6 6′ 3′ 3′ 2′ 3′ 5′ 3′

Mà khiến con tim mình đau đến vậy

6 6′ 5′ 3′ 2′ 3′ 5′ 5

Vì một người đã đến chiếm lấy

5′ 5′ 5′ 6′ 7′ 7′ 7′

Những rung động về em

7′ 6′ 5′ 3′ 6′

Bản nhạc kalimba Hoa Cỏ Lau - Những điều cần biết về kalimba cho người mới
Bản nhạc kalimba Hoa Cỏ Lau – Những điều cần biết về kalimba cho người mới chơi

Nơi này có anh

Kalimba tab số bài Nơi này có anh của Sơn Tùng M-TP là một bản nhạc kalimba đơn giản mà chắc chắn ai cũng đã nghe, với giai điệu êm ái rất hợp với âm thanh của đàn kalimba.

Bản nhạc kalimba nơi này có anh - Những điều cần biết về kalimba cho người mới
Bản nhạc kalimba nơi này có anh – Những điều cần biết về kalimba cho người mới chơi

Em là ai từ đâu bước đến nơi đây dịu dàng chân phương

6 5 6 1′ 2′ 3′ 3′ 2′ 1′ 7 7 1′ 1′

Em là ai tựa như ánh nắng ban mai ngọt ngào trong sương

6 5 6 1′ 2′ 3′ 3′ 2′ 1′ 7 7 1′ 1′

Ngắm em thật lâu con tim anh yếu mềm

1′ 7 6 2′ 7 7 1′ 2′ 5

Đắm say từ phút đó từng giây trôi yêu thêm

1′ 7 6 3′ 3′ 6 2 2 1′ 1′

Bao ngày qua bình minh đánh thức xua tan bộn bề nơi anh

6 5 6 1′ 2′ 3′ 3′ 2′ 1′ 7 7 1′ 1′

Bao ngày qua niềm thương nỗi nhớ bay theo bầu trời trong xanh

6 5 6 1′ 2′ 3′ 3′ 2′ 1′ 7 7 1′ 1′

Liếc đôi hàng mi mong manh anh thẫn thờ

1′ 7 6 2′ 7 7 1′ 2′ 5

Muốn hôn nhẹ mái tóc bờ môi em anh mơ

1′ 7 6 3′ 3′ 6 2′ 2′ 1′ 1′

– Điệp khúc – 

Cầm tay anh dựa vai anh

3′ 4′ 5′ 3′ 4′ 5′

Kề bên anh nơi này có anh

3′ 4′ 5′ 5′ 3′ 6′ 5′

Gió mang câu tình ca

4′-5′ 3′ 2′ 1′ 2′

Ngàn ánh sao vụt qua nhẹ ôm lấy em

5 3′ 2′ 1′ 2′ 1′ 2′ 5′ 3′

Cầm tay anh dựa vai anh.

3′ 4′ 5′ 3′ 4′ 5′

Kề bên anh nơi này có anh.

3′ 4′ 5′ 5′ 3′ 6′ 5′

Khép đôi mi thật lâu.

4′-5′ 3′ 2′ 1′ 2′

Nguyện mãi bên cạnh nhau yêu say đắm như ngày đầu.

5 3′ 2′ 1′ 2′ 3′ 3′ 5′ 3′ 2′ 1

——–

Mùa xuân đến bình yên cho anh những giấc mơ

1′ 2′ 3′ 6 2′ 2′ 2′ 3′ 4′ 3′

Hạ lưu giữ ngày mưa ngọt ngào nên thơ

1′ 2′ 3′ 6 2′ 7 7 1′ 1′

Mùa thu lá vàng rơi đông sang anh nhớ em

1′ 2′ 3′ 6 2′ 2′ 2′ 3′ 4′ 3′

Tình yêu bé nhỏ xin dành tặng riêng em

1′ 2′ 3′ 6 2′ 7 7 1′ 1′

Xem thêm : Tổng Hợp 99+ Bản Nhạc Kalimba Đơn Giản Hay Nhất

Cách bảo quản đàn kalimba cho người mới chơi

Đàn Kalimba được chế tạo từ nhiều vật liệu khác nhau, bao gồm gỗ, kim loại hoặc là nhựa cứng. Vì thế nếu bạn không biết bảo quản cây đàn của mình đúng cách thì sẽ dẫn đến việc cây đàn bị hư hại và không đem đến âm thanh đạt chuẩn khi sử dụng.

Bảo quản đàn kalimba tránh khỏi ảnh hướng của khí hậu

Đa số những cây đàn kalimba tốt thì đều được làm bằng gỗ. Như bạn biết gỗ thì rất dễ bị sự ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, nhất là bị ẩm mốc. Độ ẩm phù hợp nhất để bảo quản đàn kalimba của bạn là 60%. Nếu bạn ở những vùng có độ ẩm cao thì sau khi khi bạn chơi xong hãy cất đàn vào những bao đựng có các gói hút ẩm hoặc để trong phòng hoặc tủ có độ ẩm thích hợp.

Bảo quản đàn kalimba - Những điều cần biết về kalimba cho người mới chơi
Bảo quản đàn kalimba – Những điều cần biết về kalimba cho người mới chơi

Nên tránh để kalimba dính nước hoặc mưa vì được làm bằng gỗ thì rất dễ dẫn đến cây đàn của bạn bị ẩm mốc, các phím đàn được làm bằng sắt nên rất dễ rỉ sét nhé.

Những cây đàn kalimba rất dễ biến dạng tùy thuộc vào vấn đề thời tiết, nếu bạn biết cách bảo quản đàn kalimba tốt thì có thể giữ đến 5 năm – 10 năm không thành vấn đề. Nếu để đàn bị ẩm quá nặng và biến dạng nặng thì sẽ không thể phục hồi được đâu nhé.

Lau chùi vệ sinh đàn kalimba thường xuyên

Khi chơi xong để ngoài không mà không biết cách bảo quản đàn kalimba thì hơi ẩm và bụi, nhiệt độ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới từng bộ phận của cây đàn, từ thân đàn bằng gỗ cho tới các phím đàn bằng kim loại rất dễ bị rỉ xét hoặc bị oxy hóa.

Bảo quản đàn kalimba - Những điều cần biết về kalimba cho người mới chơi
Bảo quản đàn kalimba – Những điều cần biết về kalimba cho người mới chơi

Bám bụi trên cây đàn đặc biệt là các phím đàn mà bạn không thể nhìn thấy các lớp bụi bẩn này trừ khi nó quá dày. Nên bảo quản đàn kalimba cả các phím đàn vì nếu phím đàn bị hư hại dẫn đến chất lượng âm thanh của cây đàn không còn đạt chuẩn và ảnh hưởng tới sức khỏe của các bạn.

Ngoài ra khi chơi đàn mồ hôi tay hay các dấu vân các bạn bám vào cây đàn sẽ giảm khả năng cộng hưởng âm thanh thanh của cây đàn .Nếu không vệ sinh và bảo quản đàn kalimba thường xuyên thì bạn sẽ thấy âm thanh của đàn không còn hay như lúc mới mua nữa.

Xem thêm : Cách bảo quản và vệ sinh đàn kalimba cho người mới chơi

Trên đây là bài viết chia sẻ trải nghiệm cá nhân của mình về những điều cần biết về kalimba cho người mới chơi mà mình đúc kết được sau nhiều năm chơi kalimba. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ hữu ích đối với những bạn mới tập chơi Kalimba.

Nếu bạn chưa tìm được chỗ nào mua đàn kalimba uy tin và chất lượng thì bạn có thể đến cửa hàng kalimba của Vua Nhạc Cụ để chọn cho mình một cây đàn ưng ý và phù hợp với bản thân nhé.

Bạn hãy truy cập website của Vua Nhạc Cụ và Fanpage Vua Nhạc Cụ để không bỏ lỡ các thông tin vô cùng hữu ích và tham khảo những sản phẩm nhạc cụ chất lượng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Phone