Bí Kíp Chơi Kalimba Không Bị Đau Tay – Vua Nhạc Cụ

Kalimba là một loại nhạc cụ truyền thống được làm bằng cách đặt các lá kim loại hoặc lá sắt trên một khung gỗ hoặc nhựa. Các lá kim loại có độ dài và độ dày khác nhau, và mỗi lá phát ra một âm thanh khác nhau khi được bấm bằng ngón tay.

Nếu bạn là mới và không biết cách chơi hoặc luyện tập với tần suất quá nhiều thì việc đau tay là không thể tránh khỏi. Nhưng bạn yên tâm vẫn có rất nhiều cách để các bạn có thể chơi kalimba một cách dễ dàng hơn, sau đây Vua Nhạc Cụ sẽ hướng dẫn bạn cách chơi Kalimba không bị đau tay nhé.

Nguyên nhân bị đau tay khi chơi kalimba

Các phím của đàn Kalimba được làm bằng kim loại nên khá là cứng thế nên khi các bạn bấm hay gảy đàn thì hay bị đau ở các đầu ngón tay. Khi bạn chơi kalimba và áp lực lên phím quá mạnh, có thể tạo ra áp lực lớn lên ngón tay, đặc biệt là nếu bạn chơi một thời gian dài.

Cách bạn đặt và di chuyển ngón tay trên phím kalimba có thể ảnh hưởng rất lớn. Nếu bạn không đặt ngón tay đúng cách hoặc di chuyển chúng không hiệu quả, bạn có thể cảm thấy đau tay.

Chơi Kalimba không bị đau tay
Chơi Kalimba không bị đau tay

Ngoài ra khi bạn chơi kalimba trong một khoảng thời gian dài mà không nghỉ ngơi có thể gây mệt mỏi và căng thẳng cho các cơ và dây thần kinh trong tay, điều này cũng dẫn đến đau và khó chịu. Bạn hoàn toàn có thể làm giảm bớt đi tất cả tình trạng này nếu biết cách chơi Kalimba không bị đau tay ngay từ bây giờ để có một trải nhiệm thoải mái và thú vị hơn.

Cách chơi kalimba không bị đau tay

Sử dụng dụng đúng lực

Khi chơi Kalimba việc sử dụng đúng lực là quan trọng để đảm bảo âm thanh phát ra chuẩn và tránh gây hỏng các lá kim loại hay làm rách tay bạn.

Áp lực không cần phải quá lớn. Thường, bạn chỉ cần áp dụng áp lực nhẹ khi bấm vào lá Kalimba. Hãy thử nghiệm và điều chỉnh áp lực để có được âm thanh tốt nhất từ mỗi lá và tránh đau tay.

Bấm vừa lực sao cho khi gảy đàn không quá nhỏ là được, chứ nếu mà bạn bấm quá mạnh thì cũng chỉ phí sức và càng làm cho bạn càng đau hơn một cách không cần thiết.

Chọn loại Kalimba phù hợp

Kalimba có nhiều loại và kích thước khác nhau. Chọn một loại Kalimba có kích thước và khoảng cách giữa các phím phù hợp với kích thước tay của bạn để không cần phải căng cứng tay quá mức. Nếu bạn là người mới tập chơi thì không nên bỏ qua loại kalimba 17 phím vì số phím ít hơn nên rất dễ dàng làm quen và tập chơi.

Nếu bạn có tay nhỏ hoặc muốn giảm áp lực lên tay, hãy chọn một kalimba nhỏ hơn. Hãy chọn một cây kalimba có thiết kế vừa vặn với tay bạn, để bạn có thể chơi một cách thoải mái.

Chơi Kalimba không bị đau tay
Chơi Kalimba không bị đau tay

Ngoài ra còn một số kalimba có lá cây cứng hơn, trong khi một số khác có lá cây mềm hơn. Lá cây cứng có thể đòi hỏi nhiều áp lực hơn khi bạn chơi. Hãy tìm hiểu về loại lá cây mà kalimba bạn đang xem để tránh chơi bị đau tay.

Chế độ nghỉ ngơi hợp lí

Đa số các bạn mới tập chơi kalimba hay dành rất nhiều thời gian cho việc luyện tập, nhưng bạn đã sai vì nó thực chất chẳng những không giúp bạn tiến bộ mà lại còn làm cho tay bạn bị đâu. Bạn tập luyện liên tục thì ngón tay bạn sẽ không chịu được và hay bị sưng và đau, như thế ngày tiếp theo bạn sẽ không thể tập luyện được nữa.

Nếu quá trình tập luyện của bạn bị ngắt quãng như thế thì bạn khó mà thẩm thấu được cách chơi. Thay vì luyện tập không có thời gian hợp lí thì mỗi ngày bạn chỉ nên tập 1-2 tiếng mỗi ngày để việc luyện tập suôn sẻ hơn cũng như chơi kalimba không bị đau tay.

Để móng tay đúng cách

Móng tay của bạn nên sạch sẽ và khô ráo. Đảm bảo móng tay không quá dài hoặc cạnh nhọn để tránh làm tổn thương ngón tay và bảo vệ mặt đàn kalimba. Độ dài phù hợp là từ 2mm – 3mm.

Móng tay khi cắt không nên quá sát sẽ làm tăng sự tổn thương trên đầu ngón tay của bạn và đồng thời cũng không tốt có sức khỏe nhé. Theo kinh nghiệm chơi Kalimba hai năm qua của mình thì đây là lỗi rất phổ biến mà các bạn không hay để ý. Đây là một cách quan trọng để chơi kalimba không bị đau tay.

Chơi Kalimba không bị đau tay
Chơi Kalimba không bị đau tay

Cách giảm đau tay khi chơi kalimba

Dùng nước ấm pha với muối

Việc sử dụng nước ấm pha với muối loãng để ngâm các lên ngón tay sẽ giúp bạn giảm bớt rất nhiều khi bị đau tay.

Phương pháp rất là đơn giản, bạn chỉ cần pha muối với nước ấm rồi sau đó khi chơi kalimba xong hãy ngâm đôi tay của mình khoảng 10- 15 phút mỗi ngày. Trong khi ngâm các ngón tay thì bạn hãy mát xa nhẹ nhàng để đạt hiệu quả. Đây là cách rất hay khi chơi kalimba khong bị đau tay mà được  rất nhiều người đi trước áp dụng.

Sử dụng giấm táo

Giấm táo sẽ giúp làm tê các cơn đau. Sử dụng giấm táo để chữa đau ngón tay là một cách phổ biến được nhiều ít người áp dụng. Chỉ cần ngâm ngón tay trong giấm táo khoảng 1 phút đến 2 phút sau khi luyện tập sẽ rất có tác dụng giảm đau.

Sử dụng băng gạc y tế

Đây cũng là một cách rất thú vị giúp bạn không bị đau tay khi chơi kalimba. Dùng băng y tế hay gạc để quấn vào đầu các ngón tay trước khi chơi đàn. Sau khoảng 1 thời gian thì không dùng cách này nữa mà hãy  bắt đầu tập quen dần như thế sẽ thấy đỡ hẳn với lúc đầu.

 

Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của Vua Nhạc Cụ về cách chơi kalimba không bị đau tay. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn khi chơi kalima một cách thoải mái và đạt hiệu quả tốt nhất nhé.

Chúc các bạn có một trải nghiệm âm nhạc tuyệt vời! Và nếu bạn chưa biết tìm mua Kalimba ở đâu uy tín, chất lượng thì hãy ghé thăm cửa hàng Kalimba của Vua Nhạc Cụ nhé.

Theo dõi Fanpage Vua Nhạc Cụ để học đàn và giao lưu nhạc cụ với chúng mình nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Phone